Tế bào gốc của Developer phát triển sản phẩm


Startup cần tế bào gốc, vậy tế bào gốc của Developer làm sản phẩm là gì?

Với 10 năm phát triển sản phẩm anh Phí Ngọc Chi – CIO Eway (Eway là công ty công nghệ chuyên về Marketing Technology) sẽ chia sẻ với các bạn những góc nhìn đầy thực tế về tế bào gốc quan trọng của một developer phát triển sản phẩm thành công.

Trở thành một developer giỏi đã khó, việc theo đuổi trở thành một developer phát triển sản phẩm xuất sắc còn khó hơn rất nhiều. Sự thành công của sản phẩm không chỉ là giải quyết các bài toán về công nghệ mà là phải biết dùng công nghệ để giải quyết một cách thông minh các vấn đề cốt lõi của khách hàng và business. Việc phải đối mặt với các thông tin không rõ ràng, các nguồn lực hạn chế, cảm giác sợ hãi thất bại luôn bủa vây sẽ làm nản lòng bất kỳ một developer phát triển sản phẩm nào. Vậy đâu sẽ là tế bào gốc khiến những developer phát triển sản phẩm vượt trội và thành công?

1. Luôn thực tế

“Don’t sell what you can make. Make what you can sell”.
“Build the right product before you think of building the product right”

Họ hiểu rằng việc quan tâm tới khách hàng thực sự cần gì, hiểu rõ về ngành, market size, business model của sản phẩm, giá trị cốt lõi của sản phẩm, USP lợi thế cạnh tranh so với đối thủ sẽ giúp họ nhanh chóng tạo ra các sản phẩm có tính thực tế cao.

Họ quan tâm nhiều hơn đến sự phù hợp của một giải pháp công nghệ với mục tiêu bài toán, cùng với nguồn lực và thời gian triển khai. Vì vậy các lựa chọn về công nghệ và cách làm của họ thường rất sắc bén và thực dụng tập trung vào các điểm then chốt thúc đẩy sự thay đổi đột phá của sản phẩm (Growth Hacking).

Họ tìm gặp các chuyên gia công nghệ khác và đặt những câu hỏi thông minh để học được các kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong thực tế (lựa chọn giải pháp gì cho từng bài toán, các trade-off sẽ phải đối mặt, kinh nghiệm triển khai và bài học thực tế).

Họ tìm hiểu hành vi và feedback của các khách hàng về các chức năng của sản phẩm để lựa chọn những tính năng quan trọng cần phải tập trung phát triển thay vì “chạy đua vũ trang” phát triển ồ ạt tính năng mới.

Họ hiểu rằng trực giác trong phát triển sản phẩm là quan trọng nhưng chỉ thế là chưa đủ. Vì vậy họ theo đuổi trường phái Lean Analytics bằng các actionable data, facts, logic để phân tích vấn đề một cách khách quan thúc đẩy sự trung thực và sáng suốt khiến team nhìn nhận rõ ràng các thực tế để thay đổi.

2. Theo đuổi mục đích sau cùng

“There is never enough time to do everything, but there is always enough time to do the most important thing.”

Họ hiểu rằng không đủ thời gian để làm tất cả mọi thứ, nhưng sẽ luôn đủ thời gian để làm những điều quan trọng nhất. Và để xác định được những điều quan trọng nhất thì cần phải hiểu được mục đích sau cùng.

Nếu như trước bất kỳ một yêu cầu nào mà họ liên tục hỏi để làm rõ về mục đích sau cùng, ai là người hưởng lợi, kết quả tạo ra sẽ thay đổi điều gì, thước đo để biết việc này sẽ thành công là gì và đưa ra những cách làm thông minh hơn để đạt được mục tiêu thì developer đó đã có một Gen cực kỳ quan trọng của người phát triển sản phẩm.

Song song đó là việc họ luôn chủ động suy nghĩ, tìm kiếm các ý tưởng và hành động hướng tới mục tiêu là tăng cường các giá trị sau cùng của sản phẩm ảnh hưởng mạnh mẽ tới khách hàng.

3. Luôn tư duy tích cực

“How can I do it?”

Đứng trước một khó khăn thách thức họ luôn bắt đầu ngay lập tức bằng câu hỏi How?

Họ nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm ra giải pháp cho bài toán với một thái độ tuyệt vời. Sẵn sàng email, gọi điện hay gặp gỡ trực tiếp những con người chưa quen biết mà họ tin sẽ giải quyết được vấn đề của mình.

Họ luôn có một năng lượng tích cực khiến những con người làm việc với họ cảm thấy vô cùng hưng phấn khi luôn được thách thức bởi các câu hỏi tích cực “Chúng ta cần gì để đạt kết quả tốt hơn?”, “Cách tốt hơn để đạt được mục tiêu đó là gì?” …

Họ luôn suy nghĩ mình là người tạo dựng, mọi vấn đề sẽ thay đổi khi bản thân họ thay đổi. Với suy nghĩ ấy, họ tạo dựng những văn hóa, hành vi, thói quen, cách làm mới tích cực thay đổi tổ chức và sản phẩm.

4. Học hỏi và thích nghi nhanh

They never said: “fail faster”. Instead: “Learn and adapt”

Những chiến binh này không bao giờ sợ hãi thất bại ngay cả khi thiếu kinh nghiệm vì họ sở hữu một tư duy Hacker với tốc độ học hỏi và thích nghi tuyệt vời. Họ thực hành gần như ngay lập tức một việc mới, biết cách giới hạn mục tiêu và thích nghi liên tục trong quá trình áp dụng.

Khi làm việc với họ chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn gần như họ đã nắm bắt được hết các thông tin cốt lõi và đưa ra phân tích cùng hành động vô cùng sắc bén.

Họ không bị bối rối hay kích động với các tình huống bất ngờ không đoán trước, rất bình tĩnh để xác định việc quan trọng nhất cần phải làm và thích ứng ngay lập tức với các plan B, plan C được đưa ra.

Với họ mục tiêu không thay đổi nhưng cách làm sẽ liên tục thay đổi. Họ thay đổi nhanh đến mức người khác không kịp nhìn ra sự thất bại vì trước khi sự thất bại diễn ra nó đã được đẩy ngay lập tức sang một action khác mà vẫn bám đuổi mục tiêu ban đầu.

5. Hành động quyết liệt

“Don’t go to bed with same numbers”

Nhóm này có tính sẵn sàng rất cao, khi thấy có cơ hội hay việc quan trọng là ngay lập tức chớp thời cơ để đạt được mục tiêu bất kể ở đâu hay đang làm gì.

Việc kết thúc một ngày bằng các kết quả bình thường với họ là cảm giác vô cùng khó chịu. Họ liên tục không hài lòng và thách thức bản thân thay đổi để tạo ra những kết quả mới đột phá và nhận thức được các bài học mới mỗi ngày.

Khi chưa đạt được mục đích họ ngồi hàng giờ tập trung cao độ, thậm chí thức xuyên đêm để làm cho bằng được vấn đề cần được giải quyết. Họ sẵn sàng làm những việc họ không thích miễn là nó giải quyết được vấn đề.

Họ cũng thường xuyên áp dụng những kỹ thuật đặc biệt để thúc đẩy nhanh việc đánh giá các ý tưởng và cách làm hiệu quả như tích hợp các giải pháp “Behavioral Analytics” cùng các “BI Tool Online” để A/B Testing liên tục.

Kết luận

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì tổ chức nào mà đội ngũ developer phát triển của họ có những tế bào gốc như trên thì sự thành công chỉ là vấn đề thời gian và cộng thêm một chút yếu tố may mắn. Theo chia sẻ của anh Chi thì ở Eway các nhân sự phát triển sản phẩm đặc biệt được coi trọng do có những ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tổ chức.

Nếu bạn có một trong số những biểu hiện như trên thì xin được chúc mừng vì bạn có cơ hội trở thành những developer phát triển sản phẩm thành công và hãy tiếp tục tiến lên.

Bạn là…