Từ sự thành công của Flappy Bird, thiết nghĩ ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam nên có sự chuyển dịch từ phần mềm Windows sang ứng dụng di động.

Xét về lượng và chất, Việt Nam không hề thua kém về nguồn lực công nghệ thông tin so với những đất nước đầu tàu về lập trình như Mỹ, Ấn Độ hay Nhật Bản. Đó cũng là lý do mà đất nước hình chữ S đứng vào tốp 10 quốc gia có công nghệ phần mềm hấp dẫn nhất thế giới. Tuy nhiên, do thị trường chủ yếu vẫn là gia công nên ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam còn khá phụ thuộc vào các đối tác dẫn đến hệ quả là doanh thu thấp và chưa ổn định trong khi những hướng đi tự phát triển phần mềm từ các cá nhân và tổ chức đơn thì vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả do khâu quảng bá và thương hiệu chưa tốt.

 

Phát triển ứng dụng di động: Hướng đi dễ mang lại thành công cho lập trình Việt

 

Gần đây, thành công của Flappy Bird, tựa game di động đơn giản nhưng dễ gây nghiện cao gây sốt trên toàn thế giới đã chỉ ra một hướng đi khác hiệu quả và có chiều sâu hơn cho những lập trình viên Việt Nam: Phát triển ứng dụng trên di động.

Nhu cầu lớn

Windows là hệ điều hành không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn với cả toàn thế giới với hơn 90% thị phần. Do đó, hầu hết các lập trình viên Việt đều hướng tới nền tảng này khi muốn viết phần mềm. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài phát triển, lượng phần mềm Windows gần như bị bão hòa với hàng trăm nghìn ứng dụng tồn tại. Trong bối cảnh phần mềm cũ đã phải vất vả cạnh tranh như thế, phần mềm mới ra mắt lại càng khó có cơ hội trụ lại và đứng vững. Điều này đã và đang tạo nên những rào cản không nhỏ dành cho dân lập trình.

Trong khi đó, sự gia tăng không ngừng về lượng và chất của smartphone dẫn đến hệ quả số người sử dụng smartphone đang ngày càng tăng lên theo thời gian. Đồng nghĩa rằng nhu cầu về ứng dụng di động cũng đang ngày càng lớn và lập trình di động trước đây còn mới mẻ với thị trường Việt Nam nay dần trở thành mảnh đất màu mỡ cho các lập trình viên. Bởi lẽ ứng dụng mới được ra mắt dễ được chú ý hơn nếu có sự đầu tư về quảng bá hình ảnh. Có thể kể đến một số ứng dụng nhắn tin miễn phí dạng OTT tại Việt Nam như Zalo, Wala… Nhờ được đầu tư đúng đắn nên chỉ hơn 1 năm ra mắt lượng người dùng Zalo đã đạt tới con số 5 triệu và vẫn đang tăng lên.

 

Phát triển ứng dụng di động: Hướng đi dễ mang lại thành công cho lập trình Việt

 

Có được thành công đó không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của các kho ứng dụng như App Store, Play Store hay Windows Phone Store. Sự xuất hiện của các chợ ứng dụng này không những tạo thuận tiện cho người dùng khi tìm kiếm và cài đặt ứng dụng cho smartphone hay máy tính bảng phù hợp với nhu cầu sử dụng mà còn là một kênh phân phối hiệu quả cho các nhà phát triển phần mềm khi muốn sản phẩm của mình được người dùng biết tới. So với phần mềm trên Windows các chợ ứng dụng này là một trong những thuận lợi cổ vũ tinh thần cho người viết ứng dụng di động hay những lập trình viên đang muốn chuyển dịch từ viết phần mềm Windows sang làm game hoặc ứng dụng di động.

 

Các chợ ứng dụng di động đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự thành công của ứng dụng di động.

Các chợ ứng dụng di động đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự thành công của ứng dụng di động.

 

Dễ dàng, chi phí thấp

Bên cạnh tính dễ dàng được chú ý hơn, phát triển ứng dụng di động cũng đơn giản hơn rất nhiều so với việc viết phần mềm cho Windows vốn khó khăn, phức tạp và kéo theo những khó khăn đến từ chi phí và thời gian. Trung bình để ra đời 1 phần mềm máy tính có chất lượng cho hệ điều hành Windows  cần phải mất khoảng từ 2 đến 3 tháng trong khi con số này với các ứng dụng Android hay iOS chỉ từ 3 đến 4 tuần, thậm chí với nền tảng Windows Phone còn nhanh hơn khi chỉ mất 2 tuần.

 

Phát triển ứng dụng di động: Hướng đi dễ mang lại thành công cho lập trình Việt

 

Không như phát triển ứng dụng di động, viết phần mềm cho Windows đòi hỏi người lập trình phải có kiến thức nền tốt mà phần mềm viết ra cũng phải rất trực quan rất cao vì người dùng sẽ tương tác bằng bàn phím và con chuột thay vì màn hình cảm ứng như trên smartphone và tablet, qua đó tạo nên những rào cản nhất định để cho ra một phần mềm Windows tốt. Còn đối với viết ứng dụng hay game cho di động, do chi phí mua ứng dụng thấp chỉ từ 1 đến 5 USD cộng với tương tác qua màn hình cảm ứng đơn giản nên thị trường và người dùng cũng không quá khắt khe đối với một ứng dụng hay game trên điện thoại.

Cơn sốt Flappy Bird mới đây nhất là minh chứng rõ ràng nhất. Với cách chơi không thể đơn giản hơn, đồ họa nghèo nàn, không có gì đặc sắc nhưng chú chim này lại tạo nên một cơn bão trên toàn thế giới trong những ngày qua. Không thể phủ nhận thành công của Flappy Bird có trợ giúp của đũa thần may mắn và sự lan tỏa của công động  nhưng với nhiều tố chất điển hình bên trong, tựa game này hoàn toàn có thể làm hình mẫu trong việc phát triển ứng dụng di động ở Việt Nam.

 

Phát triển ứng dụng di động: Hướng đi dễ mang lại thành công cho lập trình Việt

 

Tư duy đơn giản, dễ vươn tầm thế giới

Chính vì lo ngại cạnh tranh quá nhiều, một số lập trình viên Windows đã đi theo con đường phát triển ứng dụng mang tính địa phương, hướng nội để phù hợp với người Việt Nam. Thành công có, thất bại cũng không ít nhưng với tư duy phát triển phần mềm như vậy sản phẩm dù có hay đến nhường nào cũng khó có thể vươn tầm quốc tế. Trong khi đó, ứng dụng di động lại dễ dàng được thăng hạng hơn trên các chợ ứng dụng nên các lập trình viên đã không còn phải quá đặt nặng về tư duy theo ngách nhỏ để đi lên. Bên cạnh những ứng dụng thuần Việt, các tựa game đơn giản, dễ gây nghiện cũng là một hướng phát triển nhiều tiềm năng, dễ vươn tầm quốc tế và có thể mang lại thành công lớn.

 

Lạc Việt là phần mềm Windows hay nhưng khó nổi tiếng do hướng tới chủ yếu là người Việt Nam.

Lạc Việt là phần mềm Windows hay nhưng khó nổi tiếng do hướng tới chủ yếu là người Việt Nam.

 

Tạm kết

Ngành công nghiệp ứng dụng di động Việt Nam vẫn đang được đánh giá là non trẻ nhưng không vì thế mà thiếu đi những tài năng như Nguyễn Hà Đông. Khi được phát triển đúng hướng với những đầu tư hợp lý, chắc chắn đây sẽ là một hướng đi lâu dài, dễ sinh lợi cho giới lập trình viên nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.